1 – NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY TRẺ KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?
NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY TRẺ KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?
Cần trang bị đủ kỹ năng phòng vệ cho trẻ
Hiện nay, hầu hết những nguyên nhân gây ra tại nạn, sự cố cháy nổ đều là do thiếu kỹ
năng phòng vệ cho trẻ. Do đó, việc trang bị cho trẻ em những kỹ năng này rất quan trọng
và cần có sự chung tay từ người lớn.
Nhận thức được điều này, nhiều bậc phụ huynh, nhà trường đã chủ động tổ chức các hoạt
động tập huấn các kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm, PCCC – cứu hộ, kỹ năng phòng vệ cho
trẻ. Hoạt động tuyên truyền này được gắn kết với công tác vận động toàn dân tham gia
PCCC.
Công tác giáo dục kỹ năng nên được diễn ra thường xuyên trên mọi độ tuổi
Đồng thời, lớp học sẽ rèn luyện kỹ năng dập tắt đám cháy với vòi chữa cháy. Kỹ năng
này sẽ giúp các em tự dập được những đám cháy khi ở một mình. Các hoạt động cứu
người bị nạn, tự thoát nạn, thoát hiểm trên xe thang… cũng được đưa vào chương trình
học.
Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng phòng vệ cho trẻ sẽ giúp các em tự xử lý khi có tai nạn
ngoài ý muốn. Việc tập huấn cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh thiếu
nhi, học sinh tham gia PCCC. Từ đó, tạo ra môi trường an toàn, mà còn góp phần thực
hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia PCCC.
Có thể thấy rằng, nhờ được đào tạo, huấn luyện bài bản đúng quy trình. Không ít trường
hợp xảy ra cháy nổ đã được giải quyết kịp thời, giúp hạn chế thiệt hại về tính mạng cũng
như tài sản đáng kể.
Kỹ năng 1: Khi phát hiện, ngửi thấy mùi lửa, khói bốc lên thì hãy gọi ngay cho lực lượng
chức năng để giúp đỡ với số điện thoại 114. Nếu như bị kẹt trong đám cháy, các em phải
thật bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của người lớn.
Kỹ năng 2: Hướng dẫn cho trẻ nắm rõ các lối thoát hiểm trong nhà như: cửa trước, cửa
sau, lối thông sang nhà bên cạnh. Hoặc nếu nhà cao tầng thì chỉ cho bé thoát hiểm bằng
cầu thang bộ. Tuyệt đối không đi bằng cầu thang máy.
Kỹ năng 3: Cần dạy trẻ quan sát vị trí các biển báo thoát hiểm dạ quang, biển báo PCCC
dạ quang để thoát ra ngoài nhanh nhất. Trong một số trường hợp, cần phải kêu lên thật
lớn để mọi người biết đến trợ giúp.
Kỹ năng 4: Các trường hợp tử vong chủ yếu là do hít phải khí độc nên người lớn cần
hướng dẫn cho trẻ dùng khăn ướt để bịt mũi và cúi sát người xuống sàn nhà khi thoát nạn.
Khi di chuyển, trẻ cần lấy khăn ướt, bịt vào mũi để tránh khí độc nhiễm vào có thể gây
ngạt thở. Trẻ phải cúi thấp người xuống càng tốt vì càng sát đất thì khói và khí độc càng
ít hơn.
Kỹ năng 5: Người lớn cũng nên dạy cho trẻ cách sử dụng bình chữa cháy để dập tắt
những đám cháy nhỏ, kiểm soát được hành vi, nhận thức của mình khi xảy ra cháy nổ.
Tuy nhiên, không dạy trẻ hắt nước vào đám cháy vì có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện
ảnh hưởng đến quá trình cứu hộ, cứu nạn.
Kỹ năng 6: Trong trường hợp ở chung cư, khi khói đã che phủ hết không tìm được lối ra,
hãy quay về chung cư của mình nếu mang được điện thoại trên người thì càng tốt để
nhanh chóng gọi cho 114, thông báo đang ở phòng số mấy, ra ngoài ban công, cửa sổ
dùng một vật gì đó dễ phát hiện và la lớn lên để mọi người biết vị trí của mình.
Kỹ năng 7: Để tăng khả năng sống sót trong trường hợp cháy nổ, đông người, hỗn loạn;
các bậc phụ huynh nên dạy trẻ không chạy ngược dòng đám đông hoặc chèn ngang vì khả
năng bị kẹt, dẫm đạp lên nhau dẫn đến trường hợp bị ngạt thở và tử vong. Trong trường
hợp này, thay vì hùa theo đám đông, thì các con cần bình tĩnh tinh mắt, quan sát vị trí các
biển báo exit dạ quang, bình PCCC để tìm ra lối thoát hiểm nhanh chóng nhất. Các con
không được chần chừ, cố ở lại để giữ đồ dùng của mình vì đám cháy lớn rất nhanh, đe
dọa tính mạng.